Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng Tổ chức Tập huấn “Thực hành đo lường đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra học phần và chương trình đào tạo”
Nhằm giúp đội ngũ cán bộ, giảng viên nắm rõ cách thức thực hiện đo lường và đánh giá mức độ người học đạt chuẩn đầu ra của từng học phần và chương trình đào tạo, trong hai ngày 02 và 03/4/2021, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Tập huấn “Thực hành đo lường đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra học phần và chương trình đào tạo”.
Toàn cảnh Tập huấn “Thực hành đo lường đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra học phần và chương trình đào tạo”
Tham dự chương trình có PGS.TS. Đinh Thành Việt – Trưởng ban Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục-Đại học Đà Nẵng; PGS. TS. Võ Trung Hùng- Phó Hiệu trưởng trường ĐHSPKT; đại diện lãnh đạo Phòng Đào tạo, Phòng Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng Giáo dục; Trưởng bộ môn và giảng viên tham gia giảng dạy của 06 chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng, Công nghệ Kỹ thuật Thực phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí. Đây là các chuyên ngành dự kiến sẽ thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trong thời gian đến.
PGS.TS. Đinh Thành Việt – Trưởng ban Ban Đảm bảo Chất lượng Giáo dục-Đại học Đà Nẵng trình bày tại buổi tập huấn
PGS.TS. Võ Trung Hùng - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi tập huấn
Chương trình tập huấn gồm có các nội dung:
1. Xây dựng các chuẩn đầu ra (CĐR) của chương trình đào tạo (CTĐT) trên cơ sở lấy ý kiến các bên liên quan và đối sánh với khung trình độ quốc gia;
2. Viết các CĐR của 01 học phần, hướng đến việc đạt được 01 CĐR CTĐT cụ thể;
3. Xây dựng ma trận liên kết giữa các CĐR học phần với các CĐR của CTĐT;
4. Liệt kê các thành phần của đề cương chi tiết học phần theo nguyên tắc định hướng kiến tạo (constructive alignment)
5. Xây dựng các PI (Performance Indicator) cho 01 CĐR của CTĐT.
6. Xây dựng các rubric cho 01 PI.
7. Sử dụng được ma trận liên kết giữa các học phần với các CĐR của CTĐT.
8. Xây dựng bài kiểm tra và phương pháp đánh giá phù hợp nhằm giúp người học đạt được CĐR của các học phần và PI/CĐR CTĐT.
9. Đánh giá mức độ đạt CĐR học phần của người học.
10. Đánh giá mức độ đạt CĐR học phần của người học.
11. Xây dựng được kế hoạch đánh giá CĐR CTĐT.
Kết thúc hai ngày tập huấn, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho 44 giảng viên. Thời gian đến, những nội dung được tập huấn đợt này sẽ được các giảng viên áp dụng trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của bộ môn.
Một số hình ảnh tại buổi tập huấn
TRUNG TÂM HỌC LIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG